Hỏi Đáp

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Trả lời:

Chào anh,

Việc giải quyết chính sách hỗ trợ được căn cứ vào Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Theo quy định tại Điều 13 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì một trong các điều kiện hưởng chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) với mức  3.710.000 đồng/người là: Người lao động phải tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương làm việc trong các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 từ 15 ngày liên tục trở lên tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Theo quy định tại Điều 17 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì một trong các điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ ngừng việc với mức 1.000.000 đồng/người là: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Căn cứ quy định trên, anh có thể trao đổi lại với công ty về trường hợp của anh áp dụng chính sách nào là phù hợp; trường hợp còn vướng mắc, đề nghị anh liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. HCM hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận/huyện nơi có văn phòng chính của công ty hoạt động để trao đổi cụ thể và được giải đáp chi tiết.

Để được tư vấn thêm, anh có thể liên hệ trực tiếp Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố (Hồ Chí Minh) theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ:

TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ

Địa chỉ: 114B Trần Quang Khải, p. Tân Định, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

SĐT: (028)38.224.506 – (028)38.246.796

Trả lời:

Chào chị,

Căn cứ Điều 22 của Bộ luật Lao động, quy định:

Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Theo đó, trường hợp của chị thì từ hợp đồng lao động thứ 3 trở đi, nhà trường phải ký HĐLĐ không xác định thời hạn với người lao động.

Để được tư vấn thêm bạn có thể liên hệ trực tiếp Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố (Hồ Chí Minh) theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ

Địa chỉ: 114B Trần Quang Khải, p. Tân Định, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

SĐT: (028)38.224.506 – (028)38.246.796

Trả lời:

 

Chào anh Huy,

Do anh không nói rõ thời gian làm việc bình thường của Doanh nghiệp theo ngày hay theo tuần và cũng không nói rõ lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của Doanh nghiệp. Do đó, xin thông tin đến anh nội dung quy định của Nhà nước về việc làm thêm giờ như sau:

Tại Điều 107 luật Lao động năm 2019, quy định:

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Tại Điều 59 Nghị định 145/NĐ-CP quy định: Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ

1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:

a) Thời gian làm thêm;

b) Địa điểm làm thêm;

c) Công việc làm thêm.

2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Do đó nếu không đồng ý với việc làm thêm giờ do doanh nghiệp tổ chức, anh có quyền từ chối.

Tại Điều 60 Nghị định 145/NĐ-CP quy định: 

Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm

1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Để được tư vấn thêm, anh có thể liên hệ trực tiếp Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố (Hồ Chí Minh) theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ

Địa chỉ: 114B Trần Quang Khải, p. Tân Định, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

SĐT: (028)38.224.506 – (028)38.246.796

Trả lời:

Chào anh Phúc,

Tại Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019 quy định, về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động: 

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Trường hợp của anh thì phải báo ít nhất 30 ngày làm việc cho người sử dụng lao động.

Để được tư vấn thêm, anh có thể liên hệ trực tiếp Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố (Hồ Chí Minh) theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ

Địa chỉ: 114B Trần Quang Khải, p. Tân Định, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

SĐT: (028)38.224.506 – (028)38.246.796

Trả lời:

Chào chị Loan,

Căn cứ Công văn 3535/LĐTBXH-VL về xác định đối tượng hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP (được hướng dẫn tại Quyết định 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021).

Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc đã giao kết với người sử dụng lao động. Tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 người lao động chưa chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc, có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội nên vẫn được coi là đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được hỗ trợ trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp (bao gồm cả các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc, việc hưởng chế độ thai sản,… trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021 cũng như trước ngày 01 tháng 01 năm 2020).

Để được tư vấn thêm chị có thể liên hệ trực tiếp Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố (Hồ Chí Minh) theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ

Địa chỉ: 114B Trần Quang Khải, p. Tân Định, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

SĐT: (028)38.224.506 – (028)38.246.796

Chào bảo hiểm xã hội. Em có vài thắc mắc mong bên bảo hiểm có thể giải đáp giúp em ạ. 1. Công ty em cho em nghỉ dịch theo chỉ thị 16 từ ngày 15/07/2021. Và trong tháng 7 đó em đã làm việc từ ngày 01/07/2021 và nhận lương cuối cùng vào ngày 14/07/2021. Nhưng khi em kiểm tra trên app thì công ty vẫn chưa đóng bảo hiểm cho em. Xin hỏi bảo hiểm vậy công ty làm đúng hay sai ạ? 2. Từ lúc em lãnh đợt lương cuối cùng ngày 14/07/2021 đến nay gần 3 tháng, công ty không hề trả lương nghỉ việc do đại dịch cho em một tháng nào, không có thương lượng, cũng không có một văn bản nào chính thức và liệt em vào nghỉ việc không hưởng lương ( theo hiểu biết của em thì nghỉ việc không lương là lỗi do mình, là mình tự nghỉ). Xin hỏi bảo hiểm vậy công ty làm đúng hay sai ạ? 3. Ngày 01/10/2021 cả nước mở cửa hoạt động. Nhưng công ty em không kêu công nhân đi làm vì lý do ít hàng nhưng không có văn bản nào chính thức chứng minh công ty đang gặp khó khăn. Xin hỏi bảo hiểm vậy công ty làm đúng hay làm sai ạ? 4. Ngày đầu tiên em làm ở công ty là ngày 15/07/2016 nhưng đến tháng 04/2017 công ty mới đóng bảo hiểm cho em. Vậy công ty làm đúng hay sai ạ? Điều cuối cùng là: Nếu theo bảo hiểm là công ty sai thì em có khởi kiện được không ạ? Và phải đến đâu để khởi kiện ạ? Em xin cảm ơn ạ.
 
Trả lời:

Chào bạn,

Nếu người lao động đã ký hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho bạn.

Trong trường hợp này, công ty không đóng BHXH cho người lao động, tức là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”

Khi đó, công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”.  

Như vậy, khi công ty không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.

Như vậy:

Nếu công ty không đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.Còn nếu trường hợp công ty không đóng cho một số trường hợp, hoặc không đóng cho bạn thì bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Về việc công ty nợ lương: Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rất rõ, người sử dụng lao động phải trả lương đầy đủ, trực tiếp, đúng hạn cho người lao động hoặc trả lương cho người được người lao động ủy quyền trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp.

Theo đó, đối với người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ (khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019).

Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp vì lý do bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm,… mà người sử dụng lao động không thể trả lương đúng hạn dù đã tìm mọi biện pháp để khắc phục thì được chậm trả lương cho người lao động không quá 30 ngày.

Như vậy, căn cứ theo quy định này, pháp luật cho phép người sử dụng lao động được chậm trả lương cho người lao động nếu vì lý do bất khả kháng nhưng tối đa không quá 30 ngày.

Do đó, việc công ty nợ lương 03 tháng chưa thanh toán cho nhân viên là vi phạm quy định nêu trêu.

Do đó, để bảo vệ quyền lợi chính mình, người lao động có thể sử dụng một trong các cách sau đây:

– Thứ nhất, thỏa thuận với công ty yêu cầu trả lương

Nếu hai bên cùng tìm được tiếng nói chung, công ty đồng ý thanh toán lương cho người lao động thì đây sẽ là cách giải quyết tối ưu, nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

– Thứ hai, gửi đơn khiếu nại công ty không ty không trả lương

Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận chung, người lao động có thể khiếu nại hành vi không trả lương của người lao động tới chính người sử dụng lao động (khiếu nại lần 01) và khiếu nại lên Chánh Thanh trả Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (khiếu nại lần 02) theo Điều 5 và Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

– Thứ ba, tố cáo hành nợ lương của công ty

Theo khoản 1, Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có quyền tố cáo trực tiếp tới cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi nợ lương của công ty.

Cụ thể, thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 39 và Điều 41 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

+ Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ Chánh Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét, xử lý tố cáo mà Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã giải quyết nhưng vẫn có tố cáo tiếp hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết; xử lý những vụ việc tố cáo được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao.

– Thứ tư, Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động

Theo khoản 1, Điều 190 Bộ luật lao động năm 2019, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ người lao động (căn cứ Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019).

Tại phiên họp hòa giải, người lao động phải có mặt hoặc ủy quyền cho người khác tham gia. Tại đây, các bên sẽ thống nhất phương án giải quyết với nhau, khi đó:

+ Trường hợp không thỏa thuận được, người lao động có thể xem xét phương án mà hòa giải viên lao động đưa ra;

+ Trường hợp hòa giải không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết thời hạn giải quyết thì người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết

– Thứ năm, khởi kiện tại Tòa án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án.

Căn cứ khoản 3 Điều 190 BLLĐ năm 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở và thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự theo quy định.

Để được tư vấn thêm về pháp luật lao động, bạn có thể liên hệ trực tiếp Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố (Hồ Chí Minh) theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ

Địa chỉ: 114B Trần Quang Khải, p. Tân Định, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

SĐT: (028)38.224.506 – (028)38.246.796

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Người dân muốn phản ánh, kiến nghị hoặc đặt câu hỏi. Vui lòng nhập thông tin và nội dung tại biểu mẫu dưới đây.